“ Viêm nha chu làm răng lung lay dần dần sẽ dẫn dến tình trạng mất răng và đây cũng là bệnh lý viêm nhiễm mãn tính có đến 80% người lớn mắc phải.
Từ những nghiên cứu hiện nay cho thấy bệnh viêm nha chu có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe toàn thân người bệnh như bệnh tim, bệnh tiểu đường,vv…nhưng nếu nha chu được điều trị kịp thời thì những bệnh lý trên cũng được cải thiện đáng kể “
Nguyên nhân của bệnh nha chu là do cao răng( vôi răng) và vi khuẩn tích tụ trên cao răng tạo ra độc tố có hại cho răng . Tuy nhiên vi khuẩn và độc tố này không chỉ cư trú trong khoang miệng , chúng di chuyển từ túi lợi vào sâu trong tổ chức nha chu rồi xâm nhập từ các mao mạch vào các mạnh máu lớn và di chuyển theo vòng tuần hoàn đến tim và các bệnh khác trong cơ thể người bệnh
Những bệnh nhân mắc bệnh nha chu có nguy cơ mắc bệnh viêm màng trong tim do nhiễm trùng (infective endocarditis)cao.Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh này thường cao gấp 1,5 đến 2 lần ở những người bị viêm nha chu so với người có nha chu khỏe mạnh .Đặc biệt , đối với người có tiền sử mắc bệnh van tim phải hết sức lưu ý bởi vi khuẩn gây bệnh nha chu cũng dễ gây bệnh van tim. Trước tiên , vi khuẩn sẽ xâm nhập vào van tim, từ đây chúng sẽ bắt đầu sinh trưởng, tạo thành hang, rãnh, máu đọng trong rãnh sẽ vón lại ,tạo thành những cục máu đông.Những cục máu đông này sẽ di chuyển theo dòng máu đến toàn thân, bị tắc nghẽn ở những đọng mạch nhỏ hơn trong não và gây nhồi máu não. Việc xuất hiện những cục máu đông này sẽ khiến cho việc lưu thông máu từ cơ thể đến các mạch máu não bị tắc nghẽn , gây nhồi máu não và sẽ làm tắc những động mạch đưa máu đến nuôi dưỡng cơ tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng
Ngoài ra bệnh tiểu đường và bệnh viêm nha chu có mối quan hệ tương hỗ.Ví dụ , chất kháng viêm sản sinh do viêm nha chu đã kiềm chế hoạt động của insulin làm cho bệnh tiểu đường trở nên xấu hơn. Thêm vào đó , tiểu đường là một căn bệnh làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh, các mao mạch máu trở nên yếu khiến cho khả năng kháng khuẩn của tổ chúc nha chu giảm sút dẫn đến hậu quả là răng dễ bị nhiễm khuẩn và bệnh nha chu sẽ nặng hơn.
Nhưng nếu điều trị bệnh nha chu tốt thì sự kiểm soát đường huyết cũng được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra viêm nha chu còn gây nên một số bệnh toàn thân như: nguy cơ sinh non, thiếu cân ở phụ nữ mang thai, loãng xương…
Do đó chúng tôi khuyến nghị nên lưu ý hậu quả xấu mà viêm nha chu gây ra để điều trị vì bệnh này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Người bị viêm nha chu hầu như không thấy triệu chứng đau đớn ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa. Bệnh viêm nha chu tiến triển rất âm thầm, chỉ đến giai đoạn nặng bệnh nhân mới thấy lợi sung đỏ, đánh răng chảy máu, đau nhức, hôi miệng và khi đó bệnh đã ở giai đoạn khó kiểm soát . Do vậy việc khám bệnh , phòng ngừa, điều trị và duy trì kiểm tra định kỳ là rất quan trọng.
Những phụ nữ có tiền sử bệnh nướu răng có nguy cơ cao bị mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản và ung thư vú. Đây là kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí “Cancer Epidemiology, Biomarkers and Prevention” của Hiệp hội nghiên cứu ung thư Mỹ số ra ngày 1/8.
Theo nghiên cứu trên, những người từng mắc bệnh nướu răng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn 14%, nhất là ung thư thực quản. Tỷ lệ phụ nữ có tiền sử bệnh nướu răng mắc ung thư loại này cao gấp ba lần so với phụ nữ bình thường. Tiếp sau đó là các bệnh ung thư khác như ung thư phổi, túi mật, da và vú.
Một giả thuyết được đưa ra là các mầm bệnh có thể đi theo nước bọt và mảng bám răng, hoặc thông qua các mô nướu bị viêm để vào máu. Trong khi đó, thực quản rất gần khoang miệng và những mầm bệnh gây bệnh nướu răng có thể dễ dàng xâm nhập và lây nhiễm sang niêm mạc thực quản, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc ung thư tại đó.
Nghiên cứu trên được thực hiện đối với hơn 65.000 phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi 54-86 trong giai đoạn 1999 – 2013. Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên tập trung vào mối liên hệ giữa bệnh nướu răng với các loại bệnh ung thư ở nữ giới , đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi.