Hiện tượng chảy máu chân răng rất hay gặp phải, nguyên nhân chủ yếu là do viêm lợi hoặc các vấn đề răng miệng. Hầu hết các trường hợp chảy máu chân răng đều lành tính nhưng mọi người cũng cần đặc biệt cẩn thận bởi đây cũng là dấu hiệu dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.
Chảy máu chân răng là gì ?
Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu ở phần lợi và xuất hiện khi chúng ta chải răng. Ngoài ra, người bệnh này có thể đi kèm với các triệu chứng như hôi miệng, sưng viêm, tình trạng này thường xuyên xảy ra có thể dẫn đến tình trạng Viêm nha chu, bạch cầu, thiếu vitamin,…
Chảy máu chân răng do nguyên nhân gì
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng, trong đó được chia thành 2 loại nguyên nhân chính để chữa trị là: Nguyên nhân lành tính do thói quen ăn uống và chải răng của bạn , nguyên nhân bệnh lý thì cần chuẩn đoán của nha sĩ và chữa trị tận gốc. Hầu hết các trường hợp chảy máu chân răng là do:
Mảng bám của cao răng
Khi bạn vệ sinh răng miệng không kỹ, thức ăn thừa sẽ tạo thành mảng bám trên các viền của nướu. Mảng bám này sẽ càng dày lên đẩy nướu của bạn ra xa rưng, nguyên nhân khiến các vi khuẩn bám vào gây viêm nướu.
Bàn chải đánh răng quá cứng
Lông bàn chải cũng là một nguyên nhân gây chảy máu chân răng . Vì vậy hãy lựa chọn lông bàn chải mềm để sử dụng và đánh răng nhẹ nhàng và đúng kĩ thuật để vừa làm sạch vừa không làm chảy máu chân răng.
Xem thêm: Các cách đánh răng đúng cách và chăm sóc nướu như thế nào?
Dùng chỉ nha khoa không đúng cách
Việc dùng chỉ nha khoa không đúng cách gây hại rất lớn cho lợi . Bạn hãy tham khảo ý kiến của các nha sĩ về cách sử dụng chỉ nha khoa đúng nhất nha
Chế độ ăn uống không dinh dưỡng
Chảy máu chân răng cũng có thể do việc ăn uống không đủ dưỡng chất, thiếu hụt Vitamin,.. Ngoài ra các thực phẩm chế biến quá cứng hoặc chứa các thành phần kích ứng gây tổn thương nướu
Chảy máu chân răng là bệnh gì ?
Nếu bạn vệ sinh răng miệng thường xuyên đúng cách và sạch sẽ mà vẫn bị chảy máu chân răng, thì rất có thể bạn bị một trong các bệnh sau:
- Bệnh viêm nướu: Viêm nướu xuất hiện khi vệ sinh răng miệng không sạch, khiên cá mảng bám và cao răng hình thành gây kích ứng ở nướu dễ chảy máu chân răng
- Bệnh nha chu: Đây là bệnh phổ biến tiến triển nặng từ viêm nướu , việc chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh. Độ tuổi dễ mắc phải bệnh này là trung niên, do bệnh tiến triển rất âm thâm nên nhiều người chủ quan và ít điều trị sớm.
- Áp xe răng: Chảy máu chân răng có thể xuất hiện từ áp xe răng nha khoa, tình trạng tích tụ mủ nhiễm trùng bên trong răng.
- Mất răng: Các bệnh lý nha khoa khi trở nặng khiến nướu có hiện tượng tách ra khỏi răng, làm mất răng.
Bên cạnh đó còn các bệnh về tiểu đường , tăng huyết áp cũng gây ra tình trạng này. Vì thế, bạn phải hết sức để ý đến hiện tượng chảy máu chân răng này .
Cách phòng ngừa chảy máu chân răng
Nếu chảy máu chân răng lành tính do việc vệ sinh răng miệng chưa tốt, bạn cần khắc phục các thói quen xấu giúp tình trạng cải thiện hơn.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách : Đây là nguyên nhân quan trọng khiến cho răng miệng của bạn khỏe mạnh, trắng sáng và tự tin hơn. Hãy đánh răng 2 lần 1 ngày và chọn lông bàn chải phù hợp với răng , đánh răng dọc theo chân răng, không dùng lực quá mạnh gây tổn thương nướu.
- Bổ sung dinh dưỡng: Cần bổ xung chủ yếu 2 loại dinh dưỡng này để không bị tình trạng chảy máu chân răng đó là Vitamin C và Vitamin K, Vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương còn Vitamin K giúp ngăn ngừa quá trình chảy máu chân răng. Chúng ta cũng có thể bổ sung Vitamin thiên nhiên bằng cách ăn nhiều rau củ quả.
- Không hút thuốc lá : Thói quen xấu này là nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu chân răng, hôi miệng, vàng răng vì thế bạn hãy bỏ thói quen xấu này đi nhé.
- Dùng thuốc điều trị : Tình trạng chảy máu chân răng sẽ được cải thiện nhanh chóng với việc sử dụng thuốc chữa viêm nhiễm và chảy máu. Tuy nhiên, bạn phải lấy được sạch các vôi răng , phục hồi nướu kết hợp với sử dụng thuốc sẽ đạt được hiệu quả nhanh nhất.
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc răng miệng. Để phòng bệnh bạn hãy thăm khám nha sĩ định kỳ để khám sức khỏe răng miệng, để tìm bệnh viện phòng khám răng uy tín và chất lượng bạn hãy liệu hệ Tin Nha Khoa chúng mình sẽ giúp bạn nhé.